Lý Sơn là huyện Đảo duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi có vị trí địa chính trị hết sức quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, nằm cách đất liền khoảng 15 hải lý, diện tích tự nhiên khoảng 10, 32km2, dân số trên, dưới 22 nghìn người, gồm 02 đảo, là đảo lớn và đảo bé. Lý Sơn càng được biết đến là nơi đã sản sinh ra đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản bắc hải, những binh phu vâng lệnh triều đình ra hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để đo đạt cắm mốc chủ quyền biển đảo thiên liên của tổ quốc. Không chỉ thế Lý Sơn được biết đến là huyện đảo có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh như: chùa Hang, Chùa Đục, Đình làng An Hải, An Vĩnh, Dinh bà Thiên –Y –A- Na… Với địa hình trông xa như 5 ngọn núi với nhiều cảnh đẹp nổi tiếng, Đảo Lý Sơn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa lịch sử như đình, chùa, lăng miếu, di chỉ xóm ốc, Suối chình, các hệ thống thần linh biển, các hiện vật, nhà thờ những bật tiền nhân có công khai sáng đảo, đội hùng binh Hoàng sa năm xưa có công trong công cuộc chinh phục biển, xác lập và thực thi chủ quyền trên 02 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, các lễ hội dân gian mang bản sắc văn hóa biển, như lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, lễ đua thuyền truyền thống tứ linh: Long, phong tục tập quán, văn hóa sinh kế, văn hóa cư trú, văn hóa ẩm thực, tri thức bản địa, di sản địa chất được hình thành do phun trào của núi lửa, đây chính là nguồn tài nguyên phong phú để phát triền du lịch biển đảo.
Trao Quyết định thành lập Tổ điều phối mô hình du lịch cộng đồng “ Kỳ bí đảo núi lửa Lý Sơn”.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lý Sơn lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020 -2025 đã xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Do đó, đã tập trung định hướng phát triển kinh ngành du lịch của huyện, trong đó lĩnh vực du lịch cộng đồng đã hình thành và phát triển một số loại hình với mục tiêu lấy cộng đồng làm trung tâm, tạo sinh kế mới, phát huy các giá trị tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hóa và đặc trưng sinh cảnh nông nghiệp, địa mạo địa chất để mang về nguồn thu bền vững, phát triển kinh tế xã hội, thay đổi bộ mặt nông thôn, hướng đến xây dựng nông thôn mới. Các sản phẩm này hướng du khách đến các hoạt động trải nghiệm nếp sống trên đảo cùng cộng đồng thông qua các hoạt động như: mô hình homestay; mô hình lặn ngắm san, hay mô hình câu cá, sôi gành; làm nông nghiệp, đi biển, chế biến thực phẩm truyền thống, … Một nét mới trong hoạt động DLCĐ là đã có sự gắn kết để cùng nhau thực hiện việc trồng cây trên đảo, tăng tỉ lệ che phủ, tạo cảnh quan môi trường hay như các hoạt động thu gom rác thải, bảo vệ môi trường, hoặc du lịch không rác thải nhựa. Các hoạt động trên hướng du khách đến việc cảm nhận các giá trị bền vững và cùng thực hiện mục tiêu phát triển du lịch huyện đảo bền vững.
Ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại Lý Sơn.
Tuy nhiên, phát triển dịch vụ du lịch tại huyện đảo Lý Sơn còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa phát huy được tính liên kết cộng đồng trong phát triển du lịch trên địa bàn huyện. Mô hình du lịch cộng đồng ở Lý Sơn chưa thu hút người dân tham gia mô hình, chủ yếu các hộ dân tham gia theo hình thức nhỏ lẻ, chưa phát huy hết tiềm lực của hộ tham gia mô hình, tổ chức dịch vụ du lịch còn đơn điệu, rời rạc, chưa đủ sức giữ chân du khách lâu dài trên đảo; nguồn nhân lực phục vụ cho ngành du lịch còn nhiều hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp, phát triển chưa đồng bộ.
Du khách tham quan Nhà trưng bày đội Hoàng Sa Bắc Hải tại Lý Sơn.
Tôi được biết, thời gian qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Trung tâm Trung tâm Trung tâm phát triển nông thôn Saemaul Undong, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia TP.HCM khảo sát, đánh giá, xây dựng, triển khai mô hình du lịch cộng đồng “kỳ bí đảo núi lửa Lý Sơn” tại huyện đảo Lý Sơn, và hôm nay diễn ra hội nghị triển khai mô hình du lịch cộng đồng “Kỳ bí núi lửa đảo Lý Sơn”, đây là việc làm thể hiện quyết tâm của lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với mục tiêu phát triển du lịch của huyện Lý Sơn bền vững trong thời gian tới và quyết tâm của cộng đồng trong kết nối để tiến đến mô hình du lịch bền vững.